Tin tức mới

CocoDojo #24: Đường đến Nghệ nhân Phần mềm

Hãy tới CocoDojo #24 mang tên “Đường đến Nghệ nhân Phần mềm” để luyện tập các kỹ năng lập trình và thiết kế trong không khí vui vẻ.

– Thời gian: 13:30 – 17:30 ngày thứ Bẩy, 22/3/2014

– Địa điểm: Đại học FPT, Tòa nhà Detech, Số 8, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Vietnam.

Đăng ký.

– Nhà tài trợ: Khoa Quốc Tế – Đại học FPT & Google Developer Group

Coding Dojo là gì?

Coding Dojo là một sự kiện mà nhóm nhà phát triển (developer) cùng nhau vượt qua một thử thách trong lập trình, họ tham gia vào hoạt động thực hành có chủ ý với mục tiêu cải tiến một kỹ năng nào đó của mình trong không khí vui vẻ.

Tại sao cần Coding Dojo?

Rất nhiều người làm việc hàng giờ với hy vọng sẽ giỏi lên. Thông thường khi chúng ta tập luyện với khối lượng lớn thì sẽ tiến bộ. Nhưng sự tiến bộ này là chậm hơn đáng kể so với khi thực hành có chủ ý. Khi thực hành có chủ ý, người tham gia chủ ý cải tiến từng kỹ năng, họ không chịu những áp lực công việc có hại cho quá trình học tập (như áp lực về thời gian, và các mối quan hệ).

Ở Coding Dojo các nhà phát triển tập trung vào những nguyên lý và kỹ năng căn bản của lập trình và thiết kế hướng đối tượng. Các kata (bài tập – thử thách) và quy tắc được thiết kế để giúp các thành viên tập trung cải thiện kỹ năng đó.

Bởi những điều trên mà năm 2004 mà Paris Dojo đã ra đời và Coding Dojo cùng rất nhiều những hoạt động khác như Coderetreat tương tự đã trở nên rất phổ biến. Và trong phong trào ấy năm 2010 CocoDojo đã ra đời.

Tiên đề

Việc tiếp thu các kĩ năng lập trình phải là một quá trình liên tục.

Đặc điểm

  • Không cạnh tranh, cộng tác, vui vẻ.
  • Mọi trình độ kỹ năng đều nên tham gia
  • Thoải mái đề xuất, thử ý tưởng mới

Nguyên tắc

1. Nguyên tắc đầu tiên

Tại võ đường (dojo) bạn không thể thảo luận về một giao diện mà không có mã nguồn, và bạn không thể đưa ra mã nguồn mà không có kiểm thử. Coding Dojo được thiết kế như một phòng tập nơi mà “mã nguồn chính là bản thiết kế” và không tồn tại những đoạn mã nguồn mà không được kiểm thử.

2. Tìm kiếm một chuyên gia

Không có chuyên gia của mọi vấn đề. Tôi có thể làm việc tốt với các hàm đệ qui và xử lý danh sách, v.v.. Nhưng tôi nghĩ mình không biết cách tạo ra được một ứng dụng web đơn giản. May mắn thay, trong khi đây là lần đầu tiên một số học viên ở đây thực sự đối phó với “đệ qui-đuôi”(tail-recursion), nhưng trong  họ có vài người đã là các chuyên gia trong ứng dụng web nhiều năm qua.

3. Hãy đến dù bạn không có gì của riêng bạn

Tất nhiên bạn có cách làm. Bạn biết tại sao và làm thế nào để mã nguồn này tốt hơn mã nguồn kia. Bạn đã hoàn thành mã nguồn này. Hãy đến Coding Dojo để giải thích cho mọi người và chia sẻ điều mà bạn học được.

4. Học lại

Để có thể học lại điều gì đó, chúng ta phải quên nó đi trước. Nhưng không dễ để quên khi mà bạn ở một mình. Việc này sẽ dễ hơn khi chúng ta tập trung toàn bộ sự chú ý cho một người đang cố gắng học nó lần đầu tiên. Chúng ta có thể học từ sai lầm của người khác cũng như khi  học từ chính sai lầm của chính mình vậy.

5. Chậm lại

Việc học tập nên thực hiện thật chậm. Bạn có thể làm nhanh khi đã có kinh nghiệm, nhưng bạn không thể học và trau dồi kinh nghiệm cùng lúc. Không sao, chúng ta không vội vàng.

6. Nhập tâm

Khi ai đó mới bắt đầu một lĩnh vực và muốn tiếp cận lĩnh vực khác,  họ bị đe dọa bở sự nhàm chán. Vậy hay đặt mục tiêu chinh phục độ khó cao hơn để lấy lại động lực cho mình.

7. Hãy hỏi chuyên gia

Thật là khó khăn cho bạn, khi tìm sự trợ giúp của những người giàu kinh nghiệm, họ có thể đánh giá mã nguồn của bạn và cho bạn thấy được những điều mới mẻ. Hãy hỏi đến khi bạn không còn khó khăn nữa.

8. Chuyên gia một lĩnh vực

Nếu điều đó dễ với bạn, hãy giải thích nó cho những người đang gặp khó khăn. Hãy giải thích chừng nào họ còn cảm thấy khó khăn với nó.

Tác giả: Phạm Anh Đới


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

TÀI LIỆU DEVWORLD
Cẩm nang phát triển nghề nghiệp cho lập trình viên!