Điều khiển luồng thực thi của chương trình dựa vào một điều kiện nhất định
1. Mục tiêu
- Mô tả được các tình huống cần sử dụng câu lệnh điều kiện
- Trình bày được cú pháp của câu lệnh if-else
- Sử dụng được câu lệnh if để lựa chọn thực thi một khối lệnh
- Sử dụng được câu lệnh if-else để lựa chọn thực thi một trong hai khối lệnh
- Sử dụng được câu lệnh if lồng nhau để lựa chọn dựa trên nhiều điều kiện bao trùm lên nhau
- Sử dụng được câu lệnh if bậc thang để lựa chọn dựa trên nhiều điều kiện liên tiếp nhau
- Trình bày được cú pháp của câu lệnh switch-case
- Sử dụng được câu lệnh switch-case để lựa chọn dựa trên so sánh Bằng trong trường hợp có nhiều nhánh
- Lựa chọn được cấu trúc điều kiện phù hợp để sử dụng trong từng tình huống
2. Giới thiệu
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra các quyết định khác nhau dựa trên việc đánh giá các tình huống hiện tại. Chẳng hạn, nếu đi đường gặp đèn đỏ thì chúng ta phải dừng chờ, gặp đèn xanh thì chúng ta đi tiếp. Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ tìm các món ăn mát và bù nước, nếu trời lạnh thì chúng ta tìm các món ăn nóng ấm và giữ nhiệt, v.v.
Trong lập trình cũng vậy, chúng ta thường phải thay đổi luồng thực thi của một chương trình dựa trên các điều kiện hiện tại, chẳng hạn khi chúng ta đăng nhập vào một trang web, nếu mật khẩu nhập vào là đúng thì chúng ta sẽ được chuyển đến trang quản trị, còn nếu sai thì chúng ta sẽ phải đăng nhập lại.
Để làm được điều này, chúng ta sử dụng các cấu trúc trong lập trình được gọi là cấu trúc điều kiện, hay còn có một tên gọi khác là cấu trúc lựa chọn.
Hoàn thành chương này, chúng ta sẽ có thể viết được các ứng dụng phần mềm trong đó sẽ thực hiện một số hành động khác nhau dựa trên việc đánh giá các điều kiện.
3. Cấu trúc điều kiện
Các câu lệnh điều khiển
Một chương trình phần mềm thực thi các câu lệnh theo trật tự từ trên xuống dưới. Khi đó chúng ta có thể thay đổi luồng thực thi của một chương trình bằng cách sử dụng các câu lệnh điều khiển luồng (control flow statement).
Các câu lệnh điều khiển của JavaScript:
- Câu lệnh điều kiện (conditional statement)
- Câu lệnh lặp (Loop statement)
- Câu lệnh nhảy (jump statement)
Câu lệnh điều kiện
Trong khi viết mã lệnh, chúng ta muốn thực hiện các hành động khác nhau đối với các quyết định (điều kiện) khác nhau. Khi đó chúng ta có thể sử dụng các lệnh điều kiện trong mã của mình để làm điều này.
Câu lệnh điều kiện còn được gọi là câu lệnh ra quyết định (decision making). Câu lệnh điều kiện cho phép thay đổi luồng thực thi của chương trình. Việc lựa chọn thực thi một khối lệnh dựa trên việc đánh giá một điều kiện cho trước.
JavaScript hỗ trợ các câu lệnh điều kiện:
- Câu lệnh if-else: Được sử dụng trong trường hợp muốn đánh giá một biểu thức và rẽ sang 1 hoặc 2 nhánh khác nhau tuỳ thuộc vào giá trị của biểu thức đó.
- Câu lệnh switch-case: Được sử dụng trong trường hợp muốn đánh giá một biểu thức và rẽ sang 1 hoặc nhiều nhánh khác nhau tuỳ thuộc vào giá trị của biểu thức đó.
One thought on “Chương 3 – Câu lệnh điều kiện”