Tin tức mới

Các nhóm chuyên tâm có năng suất cao hơn

“Năng suất không phải tất cả, nhưng trong dài hạn năng suất gần như là tất cả.”

Paul Krugman – Nobel kinh tế học

Làm sao để tăng năng suất? Có nhiều phương pháp, công cụ, triết lý khác nhau để giúp chúng ta tăng năng suất làm việc. Bài viết này giới thiệu một cách làm hiệu quả trong các nhóm Agile để tăng gấp đôi năng suất: xây dựng nhóm mà các cá nhân chỉ chuyên tâm làm cho một nhóm.

Bài viết này tổng hợp từ kết quả của một nghiên cứu được trình bày ở phần cuối.

Khi mọi người chuyên tâm vào một nhóm thay vì nhiều nhóm hoặc dự án, họ tập trung và hoàn thành được nhiều việc hơn, do đó hiệu năng cao hơn. Nhưng mặt nào của hiệu năng được cải thiện nhiều nhất?

Câu trả lời là năng suất.

Chúng ta có thể thấy có một hoặc hai khác biệt về đầu ra giữa nhóm có mức độ tập trung trên 95% so với nhóm có độ tập trung bằng hoặc thấp hơn 50%.

Những người chuyên tâm cho một nhóm cũng có cải thiện về khả năng tiên lượng và chất lượng, nhưng hầu như ở những trường hợp cực đoan. Bạn có thể nhìn thấy ở biểu đồ về sự biến đổi của đầu ra và mật độ lỗi, lỗi đến nhiều nhất ở những nhóm có mức độ chuyên tâm ít hơn 50%.

nhom-chuyen-tam

Năng suất với mức độ chuyên tâm của nhóm. Cao hơn là tốt hơn.

nhom-chuyen-tam-2

Lỗi phát hành và tỷ lệ chuyên tâm. Thấp hơn là tốt hơn.

nhom-chuyen-tam-3Hệ số biến thiên ở đầu ra và tỷ lệ chuyên tâm. Càng thấp càng tốt.

nhom-chuyen-tam-4Thời gian phát triển một user story. Càng thấp càng tốt

Chúng ta có thể thấy tỉ lệ 2:1 giữa nhóm có mức độ chuyên tâm từ 95% trở lên so với nhóm có độ chuyên tâm từ 50% trở xuống.

Tin vui là hầu hết mọi người đều được phân bổ vào một nhóm. Bạn có thể nhìn vào biểu đồ sau: Phân bổ của tỷ lệ chuyên tâm.

nhom-chuyen-tam-5

Hầu hết mọi người đều chuyên tâm cho một nhóm

 

Bạn có thể nói: Nhưng công ty tôi không có nhiều tiềm lực, các dự án không lớn, nếu một người chỉ làm ở một dự án thì không tối ưu được nguồn lực, có những người phải ngồi chơi tới một phần ba thời gian.

Chưa tính tới khả năng nhân viên khi có thời gian rảnh có thể học hỏi, phát triển và hỗ trợ những thành viên khác mà chỉ tính toán toán học thuần túy thì bạn vẫn lãi: bỏ đi một phần ba nhưng đổi lại gấp đôi năng suất.

Thông tin về nghiên cứu và các thuật ngữ

Thông tin về nghiên cứu

Đây là nghiên cứu được CA Agile Central Insights thực hiện và công bố tại RallyDev. Nghiên cứu này thực hiện ở hơn 160.000 dự án, 50.000 nhóm Agile và 13.000 nhóm Agile vẫn đang hoạt động sử dụng nền tảng ALM (CA Agile Central Application Lifecycle Management).

Chỉ số hiệu năng phát triển phần mềm

Chỉ số hiệu năng phát triển phần mềm (Software Development Performance Index – SDPI) là một khung cân bằng các chỉ số về chất lượng, năng suất, tính tiên lượng và khả năng phản hồi.

Khả năng phản hồi

Dựa vào thời gian làm việc hoặc thời gian tung ra thị trường: là lượng thời gian một hạng mục công việc tiêu tốn trong quy trình.

Chất lượng

Dựa vào mật độ lỗi: tỷ lệ lỗi trên mỗi ngày làm việc của một người.

Năng suất

Dựa trên tỷ lệ kế quả đầu ra trên kích thước nhóm: số lượng user story và lỗi hoàn thành trong một khoảng thời gian.

Khả năng tiên lượng

Dựa trên sự thay đổi của kết quả đầu ra: tỷ lệ giữa độ lệch chuẩn của kết quả đầu ra cho một nhóm trong những khoảng ba tháng và trung bình kết quả đầu ra cho cùng nhóm trong vòng ba tháng.

Tương quan: không phải là nguyên nhân

Những kết quả ở tài liệu này là từ sự tìm kiếm mối tương quan giữa quyết định/hành vi và kết quả được đo theo các tiêu chí khác nhau của SDPI. Những tương quan này thỏa mãn những tiêu chí của thống kê. Những tương quan này không nhất thiết là quan hệ nhân quả.

Phạm Anh Đới – AgileBreakfast

pragmatic-scrum-sep2016-4


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *