Tin tức mới

Chương 6 – Hàm(Tiếp**)

Hàm

Tổ chức được mã nguồn dưới dạng các đơn vị để dễ quản lí và có thể tái sử dụng được

10. Bài kiểm tra

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về một hàm trong JavaScript?

  1. function.FunctionName()
    1. function = FunctionName()
    1. new FunctionName()
    1. function FunctionName()

Câu 2: Gọi hàm có tên là myFunction() như thế nào?

  1. myFunction();
    1. call myFunction();
    1. myFunction;
    1. exe myFunction();

Câu 3: Đâu là những mô tả đúng về hàm được khai báo dưới đây:

       function add(a, b) {
           return a + b;
       }
  1. Hàm thiếu kiểu dữ liệu trả về
    1. Hàm có 2 tham số
    1. Hàm trả về số nguyên là tổng của hai tham số truyền vào
    1. Hàm có tên là add

Câu 4: Cho hàm func1 như sau:

      function func1(a) {
           if (a == 2)
               return 2;
           return a * func1(a - 1);
       }

Hãy phân tích và xác định giá trị trả về khi gọi hàm func1 với tham số truyền vào là 5.

  1. 2
    1. 120
    1. 24
    1. 5

Câu 5: Một hàm trong JavaScript bắt buộc phải có lệnh return để trả về kết quả?

  1. Đúng
    1. Sai

Câu 6: Hãy phân tích và chỉ ra kết quả thực thi đoạn mã sau:

       function swap(a, b) {
           var temp = a;
           a = b;
           b = temp;
       }
       var a = 5;
       var b = 10;
       swap(a, b);
       document.write("a = " + a + ", b = " + b);
  1. a = 5, b = 5
    1. a = 5, b = 10
    1. a = 10, b = 10
    1. a = 10, b = 5

Câu 7: Xác định kết quả của biến sum sau khi đoạn mã sau được thực thi:

function add(a, b) {
           return a + b;
       }
       var sum = add("4", "3");
  1. 43
    1. 7
    1. Xảy ra lỗi
    1. not defined

Câu 8: Mô tả nào không đúng về hàm sau:

function add(a, b) {
           return a + b;
       }
  1. hàm không có dữ liệu trả về
    1. hàm sai cú pháp
    1. chỉ nhận vào tham số dạng số
    1. hàm có 2 tham số

Câu 9: Gán kết quả của hàm có tên là myFunction, truyền cho hàm tham số là 2 cho biến result trong Javascript ta sử dụng cú pháp nào?

  1. result = exe myFunction(2);
    1. result(2) = myFunction();
    1. result(2) = myFunction;
    1. result = myFunction(2);

Câu 10: Để gọi hàm myFunction có 2 tham số, ta sử dụng cú pháp nào?

  1. myFunction[a, b];
    1. exe myFunction(a, b);
    1. myFunction(a, b);
    1. myFunction(a; b);

Đáp án: Câu 1: d, Câu 2: a , Câu 3: a, b, d, Câu 4: b, Câu 5: b, Câu 6: b, Câu 7: a, Câu 8: a, b, c, Câu 9: d, Câu 10: c.

11. Tổng kết

  • Hàm là một khối bao gồm nhiều dòng lệnh nhằm thực thi một tác vụ nhất định
  • Hàm giúp tái sử dụng mã nguồn
  • Tên, danh sách tham số và giá trị trả về của hàm là các yếu tố cần cân nhắc khi định nghĩa một hàm
  • Đặt tên hàm thể hiện rõ ý là một thao tác rất quan trọng để đảm bảo mã sạch
  • Tham số là các biến hình thức, đối số là các giá trị được truyền vào khi gọi hàm.
  • Câu lệnh return được sử dụng để trả về giá trị của một hàm.
  • Phạm vi của biến là các vị trí trong chương trình mà một biến có thể được sử dụng.

Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

One thought on “Chương 6 – Hàm(Tiếp**)”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *