Tổ chức được mã nguồn dưới dạng các đơn vị để dễ quản lí và có thể tái sử dụng được
10. Bài kiểm tra
Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về một hàm trong JavaScript?
- function.FunctionName()
- function = FunctionName()
- new FunctionName()
- function FunctionName()
Câu 2: Gọi hàm có tên là myFunction() như thế nào?
- myFunction();
- call myFunction();
- myFunction;
- exe myFunction();
Câu 3: Đâu là những mô tả đúng về hàm được khai báo dưới đây:
function add(a, b) { return a + b; }
- Hàm thiếu kiểu dữ liệu trả về
- Hàm có 2 tham số
- Hàm trả về số nguyên là tổng của hai tham số truyền vào
- Hàm có tên là add
Câu 4: Cho hàm func1 như sau:
function func1(a) { if (a == 2) return 2; return a * func1(a - 1); }
Hãy phân tích và xác định giá trị trả về khi gọi hàm func1 với tham số truyền vào là 5.
- 2
- 120
- 24
- 5
Câu 5: Một hàm trong JavaScript bắt buộc phải có lệnh return để trả về kết quả?
- Đúng
- Sai
Câu 6: Hãy phân tích và chỉ ra kết quả thực thi đoạn mã sau:
function swap(a, b) { var temp = a; a = b; b = temp; } var a = 5; var b = 10; swap(a, b); document.write("a = " + a + ", b = " + b);
- a = 5, b = 5
- a = 5, b = 10
- a = 10, b = 10
- a = 10, b = 5
Câu 7: Xác định kết quả của biến sum sau khi đoạn mã sau được thực thi:
function add(a, b) { return a + b; } var sum = add("4", "3");
- 43
- 7
- Xảy ra lỗi
- not defined
Câu 8: Mô tả nào không đúng về hàm sau:
function add(a, b) { return a + b; }
- hàm không có dữ liệu trả về
- hàm sai cú pháp
- chỉ nhận vào tham số dạng số
- hàm có 2 tham số
Câu 9: Gán kết quả của hàm có tên là myFunction, truyền cho hàm tham số là 2 cho biến result trong Javascript ta sử dụng cú pháp nào?
- result = exe myFunction(2);
- result(2) = myFunction();
- result(2) = myFunction;
- result = myFunction(2);
Câu 10: Để gọi hàm myFunction có 2 tham số, ta sử dụng cú pháp nào?
- myFunction[a, b];
- exe myFunction(a, b);
- myFunction(a, b);
- myFunction(a; b);
Đáp án: Câu 1: d, Câu 2: a , Câu 3: a, b, d, Câu 4: b, Câu 5: b, Câu 6: b, Câu 7: a, Câu 8: a, b, c, Câu 9: d, Câu 10: c.
11. Tổng kết
- Hàm là một khối bao gồm nhiều dòng lệnh nhằm thực thi một tác vụ nhất định
- Hàm giúp tái sử dụng mã nguồn
- Tên, danh sách tham số và giá trị trả về của hàm là các yếu tố cần cân nhắc khi định nghĩa một hàm
- Đặt tên hàm thể hiện rõ ý là một thao tác rất quan trọng để đảm bảo mã sạch
- Tham số là các biến hình thức, đối số là các giá trị được truyền vào khi gọi hàm.
- Câu lệnh return được sử dụng để trả về giá trị của một hàm.
- Phạm vi của biến là các vị trí trong chương trình mà một biến có thể được sử dụng.
One thought on “Chương 6 – Hàm(Tiếp**)”