TCLT: Thầy HoàngND vừa gửi cho TCLT một bài viết về cách tạo một ứng dụng web offline dành cho các thiết bị di động, đây là một công nghệ mới rất được ưa chuộng hiện nay. TCLT xin gửi tới các bạn bài viết này, xin cảm ơn thầy HoàngND đã chia sẻ với độc giả của TCLT, TCLT mong nhận được nhiều sự ủng hộ của thầy hơn nữa.

Giới thiệu

Việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động đang là một xu hướng phát triển. Tuy nhiên, việc kết nối mạng liên tục là một trở ngại lớn khi sử dụng Web trên điện thoại như là phần đầu cuối của công nghệ điện toán đám mây. Ứng dụng Web truyền thống không làm việc khi không có sự kết nối mạng. Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là sử dụng 2 thành phần của HTML5:

  • Ứng dụng Web chạy Offline (Offline Web Applications).
  • Công nghệ lưu trữ dữ liệu bên phía Client (Client-side database storage).

Người dùng sử dụng những chức năng của dịch vụ điện toán đám mây (clouf functions) trên một chiếc điện thoại, làm việc offline với một ứng dụng đã được cài đặt trên máy điện thoại, đồng thời sử dụng một cơ sở dữ liệu lưu trữ ngay trên máy (local database), và có thể chia sẻ dữ liệu với phần còn lại của dịch vụ điện toán đám mây khi chương trình kết nối trở lại với mạng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ học kỹ thuật chi tiết cho một tình huống đặc trưng. Một bài mẫu sử dụng HTML5 để viết ứng dụng quản lý hàng hóa.

Bạn có thể download source code của ứn dụng trong bài viết này tại mục Tải mã nguồn phía dưới.

Tổng quan

Hình 1 hiển thị các thành phần chính của ứng dụng

Hình 1. Các thành phần cơ bản của một ứng dụng Web chạy Offline

Trang HTML

Trang HTML, phần cơ bản của ứng dụng, có vai trò làm nơi lưu trữ dữ liệu (model). Nó chứa dữ liệu hiển thị và những thông tin mặc định. Những thẻ HTML của trang được tổ chức trong một mô hình cây phân cấp của Mô hình đối tượng tài liệu HTML (HTML Document Object Model (DOM)). Người dùng tạo những sự kiện thông thường trong quá trình yêu cầu và trả dữ liệu (request-response cycle) với việc tải trang và gọi những hàm JavaScripts. Điều lưu ý là ứng dụng này bao gồm một trang HTML đơn giản mà không cần các trang HTML khác để gửi và nhận dữ liệu. Toàn bộ các hành động sẽ được diễn ra trên chỉ một trang HTML.

JavaScript

Thành phần JavaScript chứa các hàm điều khiển của ứng dụng. Các đối tượng HTML được điều khiển thông các sự kiện của hàm JavaScript. JavaScripts có thể truy xuất đến tất cả các đối tượng giao diện người dùng (User interface) và dùng chúng để nhập liệu và tính toán. Kết quả của quá trình tính toán sẽ được hiển thị cho người dùng xem bằng cách chỉnh sửa trang HTML.

Cascading Style Sheet

Cascading Style Sheet (CSS) mô tả giao diện hiển thị của trang HTML. Nhiệm vụ hiển thị được bỏ qua ở đây đê nhằm mục đích đơn giản hóa giải pháp cho ứng dụng. Trong quá trình phán triển này, chỉ có kiểu hiện thị mặc định được sử dụng. Đối với thiết bị di động, có rất nhiều thư viện JavaScript/CSS dành cho người dùng ứng dụng Web khác nhau (ví dụ iUi dành cho iPhone) . Hãy xem thêm trong link dưới đây: http://www.ibm.com/developerworks/web/library/wa-offlineweb/index.html#resources . Dù cần thiết phải thỏa mãn nhu cầu người dùng, nhưng sự độc lập nền tảng (platform dependency) là một hạn chế của giải pháp này.

Database

Công nghệ HTML5 chuẩn có hỗ trợ công nghệ lưu trữ dữ liệu trên máy người dùng (local database storage). Điều này được triển khai trong các phiên bản mới của trình duyệt web Safari và hầu hết các trình duyệt web khác. Trình duyệt hỗ trợ một cơ sở dữ liệu nhúng, với việc sử dụng SQLite, người dùng có thể truy xuất dữ liệu từ JavaScript bằng cách sử dụng câu truy vấn SQL.

Manifest

File manifest là phần bắt buộc phải triển khai cho ứng dụng Web chạy offline. Nó chứa một danh sách những file cần thiết phải tải.

Ứng dụng ví dụ

Phần này sẽ giới thiệu tổng quan một ứng dụng, được gọi là MyHomeStuff. Đây là một ứng dụng quản lý hàng hóa, người dùng có thể tự lưu trữ thông tin của các sản phẩm. Hình 2 hiển thị ứng dụng trên iPhone.


Hình 2 – Hiển thị ứng dụng trên iPhone.

HTML chi tiết

Trang HTML chứa các định nghĩa, thẻ meta để tối ưu hóa việc hiển thị trên thiết bị di động, tham chiếu đển các file ngoài (manifest, JavaScript, css), và các đối tượng HTML thiết yếu để tạo nên cấu trúc ứng dụng. Listing 1 hiển thị code

[sourcecode lang=”html”]

<!DOCTYPE HTML>
<html manifest="MyHomeStuff.manifest">
<head>
<meta name="viewport" content="width=device-width;
initial-scale=1.0; maximum-scale=1.0; user-scalable=0;">
<title>MyHomeStuff</title>
<script type="text/javascript" src="MyHomeStuff.js" ></script>
</head>
<body onload="onInit()">
<h3>Overview</h3>
<ul id="itemData" ></ul>
<h3>Details</h3>
<form name="itemForm">
<label for="id">Id: </label>
<input type="text" name="id" id="id" size=2 disabled="true"/>
<label for="amount">Amount: </label>
<input type="text" name="amount" id="amount" size = 3/>
<label for="name">Name: </label>
<input type="text" name="name" id="name" size=16 /> <br>
<br>
<input type="button" name="create" value="create"
onclick="onCreate()" />
<input type="button" name="update" value="update"
onclick="onUpdate()" />
<input type="button" name="delete" value="delete"
</form>
<h4>Status</h4>
<div id="status"></div>
</body>
</html>

[/sourcecode]

Listing 1. HTML code

Các thuộc tính điều khiển sự kiện (Event handler attributes) của các đối tượng xác định được các hàm JavaScript gọi khi trang được tải là sự kiện nhấn (onclick).

Trang HTML của ứng dụng Web chạy offline bắt đầu là thẻ <!DOCTYPE HTML>. Thuộc tính manifest chỉ đến file MyHomeStuff.manifest <html manifest = “MyHomeStuff.manifest”>.

Như đã đề cập, file manifest xác định những file cần thiết phải tải từ cache. Ứng dụng này bao gồm một file HTML và một file JavaScript file. File HTML có sự tham chiếu đến file manifest sẽ được tự động thêm vào vùng đệm (cache) của ứng dụng. File manifest chỉ bao gồm nội dung dưới đây:

CACHE MANIFEST

MyHomeStuff.js

Listing 2. Manifest file

Chi tiết JavaScript

Mã JavaScript được chứa trong 3 khối:

  • Các hàm khởi tạo
  • Các hàm cập nhật
  • Một vài hàm tiện ích

Khối đầu tiên chứa các điều khiển để khởi tạo ứng dụng (onload) và khởi tạo cơ sở dữ liệu, như trong Listing 3.

[sourcecode lang=”javascript”]
function onInit(){
try {
if (!window.openDatabase) {
updateStatus("Error: DB not supported");
}
else {
initDB();
createTables();
queryAndUpdateOverview();
}
}
catch (e) {
if (e == 2) {
updateStatus("Error: Invalid database version.");
}
else {
updateStatus(&quot;Error: Unknown error &quot; + e + &quot;.&quot;);
}
return;
}
}

function initDB(){
var shortName = ‘stuffDB’;
var version = ‘1.0’;
var displayName = ‘MyStuffDB’;
var maxSize = 65536; // in bytes
localDB = window.openDatabase(shortName, version, displayName, maxSize);
}

[/sourcecode]

Listing 3. JavaScript init code

Trong code ở phía trên:

  • Hàm onInit đầu tiên mở cơ sở dữ liệu bắt buộc thông qua hàm openDatabase, việc này sẽ không làm được với một trình duyệt không hỗ trợ local database.
  • Hàm initDB mở cơ sở dữ liệu trong trình duyệt HTML5.
  • Sau khi mở cơ sở dữ liệu thành công, SQL DDL tạo bảng được thực thi. Cuối cùng những hàm truy vấn dữ liệu và hiển thị trên trang HTML được gọi.

Mỗi hàm trong khối JavaScript thứ hai làm công việc truy xuất và hiển thị dữ liệu. Sự thống nhất này một đặc điểm của kiến trúc Model 1 (xem http://www.ibm.com/developerworks/web/library/wa-offlineweb/index.html#resources), đây cách đơn giản nhất để phát triển một ứng dụng Web. Với một nhiệm vụ thực tế, ta có thể ứng dụng mô hình MVC (Model View Controller) để thực hiện.

Để xây dựng danh sách ví dụ, hàm queryUpdate được gọi. Listing 4 hiển thị code:

[sourcecode lang=”javascript”]
function queryAndUpdateOverview(){

//remove old table rows
var dataRows = document.getElementById("itemData").getElementsByClassName("data");
while (dataRows.length &gt; 0) {
row = dataRows[0];
document.getElementById("itemData").removeChild(row);
};

//read db data and create new table rows
var query = "SELECT * FROM items;";
try {
localDB.transaction(function(transaction){

transaction.executeSql(query, [], function(transaction, results){
for (var i = 0; i < results.rows.length; i++) {

var row = results.rows.item(i);
var li = document.createElement("li");
li.setAttribute("id", row[‘id’]);
li.setAttribute("class", "data");
li.setAttribute("onclick", "onSelect(this)");

var liText =
document.createTextNode(row[‘amount’] + " x "+ row[‘name’]);
li.appendChild(liText);

document.getElementById("itemData").appendChild(li);
}
}, function(transaction, error){
updateStatus("Error: " + error.code + "
Message: " + error.message);
});
});
}
catch (e) {
updateStatus("Error: Unable to select data from the db " + e + ".");
}
}
[/sourcecode]

Listing 4. JavaScript overview code

Trong code phía trên:

  • Dữ liệu cũ được xóa từ cây mô hình DOM.
  • Một câu lệnh truy vấn tất cả dữ liệu được gọi.
  • Tất cả dữ liệu đươc hiển thị trong một danh sách.
  • Một sự kiện điều khiển, onSelect, được gọi khi một trong tất cả các đối tượng được click.

Những hàm trong khối này cũng chứa các điều khiển sự kiện cho thanh chứa các nút nhấn và danh sách bao gồm: onUpdateonDeleteonCreate và onSelect. Listing 5 hiển thị code của hàm onUpdate. (onCreate và onDelete cũng có cấu trúc tương tự, không được hiển thị ở đây, bạn có thể download tất cả code của ứng dụng ví dụ trong phần phía dưới).

[sourcecode lang=”javascript”]
function onUpdate(){
var id = document.itemForm.id.value;
var amount = document.itemForm.amount.value;
var name = document.itemForm.name.value;
if (amount == "" || name == "") {
updateStatus("’Amount’ and ‘Name’ are required fields!");
}
else {
var query = "update items set amount=?, name=? where id=?;";
try {
localDB.transaction(function(transaction){
transaction.executeSql(query, [amount, name, id],
function(transaction, results){
if (!results.rowsAffected) {
updateStatus("Error: No rows affected");
}
else {
updateForm("", "", "");
updateStatus("Updated rows:"
+ results.rowsAffected);
queryAndUpdateOverview();
}
}, errorHandler);
});
}
catch (e) {
updateStatus("Error: Unable to perform an UPDATE " + e + ".");
}
}
}

[/sourcecode]

Listing 5. JavaScript update code

Trong code phía trên:

  • Những trường giá trị được đọc vào kiểm tra tính hợp lệ(validated).
  • Nếu giá trị không hợp lệ, câu lệnh update được thực hiện.
  • Kết quả của những truy vấn được hiển thị trong trang HTML đã được chỉnh sửa.

Hàm onSelect được thực thi khi người dùng chọn một đối tượng trong danh sách. Form chi tiết sẽ được điền đầy đủ dữ liệu bằng cách sử dụng code trong Listing 6 dưới đây:

[sourcecode lang=”javascript”]
function onSelect(htmlLIElement){
var id = htmlLIElement.getAttribute("id");
query = "SELECT * FROM items where id=?;";
try {
localDB.transaction(function(transaction){

transaction.executeSql(query, [id], function(transaction, results){

var row = results.rows.item(0);

updateForm(row[‘id’], row[‘amount’], row[‘name’]);

}, function(transaction, error){
updateStatus("Error: " + error.code + "
Message: " + error.message);
});
});
}
catch (e) {
updateStatus("Error: Unable to select data from the db " + e + ".");
}
}

[/sourcecode]

Listing 6. JavaScript select code

Trong code phía trên:

  • Xác định ID của đối tượng được chọn
  • Câu lệnh truy vấn được thực hiện.
  • Một hàm sẽ update chi tiết form với danh sách dữ liệu được chọn.

Khối JavaScript với những hàm tiện ích bắt đầu với các điều khiển dữ liệu, với các tham số cần thiết truyền vào cho câu lệnh truy vấn.

[sourcecode lang=”javascript”]
errorHandler = function(transaction, error){
updateStatus("Error: " + error.message);
return true;
}

nullDataHandler = function(transaction, results){
}

[/sourcecode]

Listing 7. JavaScript handler code

Để tránh việc dư thừa, những hàm tiện ích điền chi tiết bên trong form (updateForm) và thông báo trạng thái (updateStatus), như phía dưới:

[sourcecode lang=”javascript”]
function updateForm(id, amount, name){
document.itemForm.id.value = id;
document.itemForm.amount.value = amount;
document.itemForm.name.value = name;
}

function updateStatus(status){
document.getElementById(‘status’).innerHTML = status;
}
[/sourcecode]

Listing 8. JavaScript util code

Triển khai

Một chiếc điện thoại iPhone được dùng để chạy ứng dụng này với trình duyệt Safari.

File manifest phải được lưu bởi HTTP server với text/cache-manifest Mime type. Sau khi mở ứng dụng trên iPhone, lưu trữ Bookmark và chuyển sang chế độ offline airplane. Ứng dụng sẽ được mở khi bookmark được chọn, và hoạt động không cần kết nối mạng.

Tóm tắt

Tiêu điểm của bài viết này là kỹ thuật tạo một ứng dụng Web chạy offline. Mô hình ứng dụng quản lý được minh họa bằng công nghệ HTML5 là lưu trữ dữ liệu trên máy người dùng (local database).

Download the source code

http://www.mediafire.com/?nf530a5bereb8ne

Nguyễn Duy Hoàng (FPT Aptech Hà Nội)